Chia sẽ kinh nghiệp lập kế hoạch cưới cùng cô dâu

Hi các dâu, mình lượn lờ trong group cũng được khoảng 1 tháng thì đa phần thấy vấn đề lớn nhất của chị em chúng mình đó là về việc chuẩn bị đám cưới, gồm những gì, bắt đầu từ đâu. Mình có thể hiểu tâm trạng của các dâu nên hôm nay mình xin mạn phép có 1 bài viết (khá dài) về vấn đề này để chia sẻ cho mọi người, từ thời gian chuẩn bị, tới các việc cần làm. Vì có sự chuẩn bị trước này mà mình hoàn toàn ko áp lực và có thể kiểm soát mọi thứ trong khả năng của mình, hy vọng mọi người ko “ngán ngẩm” khi đọc bài chia sẻ này nhé. Mình khuyên các dâu nên có 1 WEDDING BOOK để viết ra những việc cần làm cho việc lập kế hoạch kế hoạch cưới trong tầm kiểm soát.

Bài viết lập kế hoạch cưới được chia sẽ từ cô dâu Cheryl Quỳnh Trang

Trang Trí Tiệc Cưới Tại The Riverie SaiGon, Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói (5)
Lập kế hoạch cưới và kinh phí dự trù cho phần trang trí tiệc cưới — Ảnh Công Nghệ Cưới

Thời gian mình chuẩn bị cho đám cưới là 1 năm. Mình có nhiều thời gian để tìm hiểu sơ lược về đám cưới tránh bị bỡ ngỡ trong việc chuẩn bị. mình khuyên các dâu cũng nên vậy, ko cần đi quá sâu vào chi tiết, chỉ cần nắm những điều tổng quan nhất. à dự định tháng 8/2022 này mình mới cưới, nhưng những điều mình chia sẻ là dựa trên kinh nghiệm lúc trước từng giúp 2 ông anh và 1 vài người bạn tổ chức đám cưới rồi, cộng thêm việc tìm hiểu bên blog của các wedding planner, nên nếu có gì ko chuyên thì các dâu bỏ qua nha ?

TỪ 12 THÁNG ĐẾN 4 THÁNG TRƯỚC CƯỚI:

  • quan trọng nhất là Ngân Sách, dự trù kinh phí để tổ chức đám cưới, lập dự toán, chưa cần con số chính xác, chỉ cần khoảng 70% là được, nó sẽ giúp ích cho việc “chi tiền” sau này.
  • Lên danh sách khách mời ban đầu, tin mình đi, việc lên danh sách khách mời nó sẽ diễn ra mỗi ngày cho tới lúc các bạn chốt nhà hàng, nhưng khi bạn có 1 danh sách sơ khảo trên tay thì việc nhắm chừng cho số lượng bàn tiệc là rất có ích.
  • Sau khi đã có danh sách sơ khảo, mình sẽ chọn địa điểm tổ chức, một khi đã chọn xong thì cọc ngay để họ giữ chỗ cho mình.
  • Khi đã hoàn thành 3 việc trên thì bạn sẽ yên tâm 1 chút, lúc này có thể dành thời gian cho việc tìm hiểu sâu hơn những công việc của 1 đám cưới. Việc các bạn tìm hiểu về nó rất quan trọng, vì bạn sẽ dần hình dung được những ý tưởng, mong muốn của bản thân, từ kiểu lễ phục, tone màu, style trang trí, style chụp hình, cho đến tinh thần của đám cưới mà mình muốn hướng đến.
  • Song song với việc tìm hiểu trên, thì hãy lập ra danh sách ưu tiên về các nhà cung cấp mà mình ưng ý cùng chi phí (dự kiến), không cần nhiều quá, chỉ cần 2-3 options là đủ nhé.
  • Tiếp tục cân đối ngân sách, lúc này các bạn sẽ có thêm khoản từ gia đình hoặc có thêm tiền từ lương, thưởng gì đó (nhớ là con số sẽ trùng khớp 80% so với mục tiêu ngân sách ban đầu đề ra nhé)
  • Khách mời: tiếp tục lên danh sách và phân loại theo nhóm để kiểm soát tốt hơn. Hãy tin mình, việc này là 1 việc từ từ vì ko ai nhớ hết những người mình muốn mời trong lúc đó đc đâu.

3 THÁNG TRƯỚC NGÀY CƯỚI

Đây là giai đoạn cho việc “chốt hạ” các dịch vụ bạn tìm đến.

  • Chọn dịch vụ trang trí gia tiên và tiệc, tùy theo nhu cầu và ngân sách để chọn đơn vị phù hợp với “túi tiền” của bản thân.
  • Hình ảnh: chọn lựa photographer/videographer cho ngày cưới, đây cũng là thời điểm để chụp album cưới luôn nhé.
  • Make up & hair: lựa chọn qua các mẫu họ đã làm, nếu có thể thì book luôn cho buổi chụp album cưới để họ làm quen với khuôn mặt của các bạn.
  • Lễ phục: nếu may thì đây là thời điểm lấy số đo, làm việc với nhà thiết kế về ý tưởng của bạn. vì họ sẽ mất khoảng 1 tháng – 1.5 tháng để hoàn thành. nếu thuê thì nên lượn lờ các option bạn đã đặt ra và thử trước xem bạn hợp với form váy nào.
  • Tiếp tục cân đối ngân sách
  • Tiếp tục lên danh sách khách mời 
Trang Trí Bàn Hai Họ Lễ Tân Hôn, Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói (11)_GT
Lập kế hoạch cưới và chọn mẫu thiết kế trang trí nhà lễ gia tiên – Ảnh Công Nghệ Cưới

2 THÁNG TRƯỚC ĐÁM CƯỚI

  • Thiệp cưới: lựa chọn thiết kế dựa theo nhu cầu , sau khi đã thống nhất thì tiến hành in ấn. lâu nhất cho việc này theo như mình biết là 1 tháng
  • Trang trí (nếu quyết định có phần này): bắt đầu làm việc với nhà cung cấp dịch vụ trang trí cưới và cùng họ lên thiết kế
  • Địa điểm: cọc luôn số tiền còn lại bên nhà hàng/khách sạn yêu cầu, 1 số nơi có thể yêu cầu trả 80% tổng chi phí (như nhà hàng mình chọn thì trước cưới chỉ cần trả 50%, sau cưới thanh toán số còn lại)
  • Make up: nếu ưng bạn nên book luôn họ cho ngày cưới, nếu chưa ưng có thể thay đổi và lựa chọn 1 option khác (như mình book luôn nhỏ bạn đã make up cho mình 4 năm nay, nó hiểu rõ khuôn mặt của mình)
  • Lễ phục: chốt sẽ thuê váy/suit nào để họ giữ cho mình, còn nếu may thì sẽ thử lần đầu với NTK (vì giai đoạn này chiếc váy chỉ mới lên form)
  • Tiếp tục cân đối ngân sách
  • Tiếp tục lên danh sách khách mời

4 TUẦN TRƯỚC NGÀY CƯỚI

  • Khách mời: chốt danh sách cuối cùng
  • Đăng ký kết hôn
  • Chọn nhẫn cưới
  • Thiệp cưới: nhận thiệp và bắt đầu viết thiệp
  • Trang trí: chỉnh sửa, feedback trên các mẫu thiết kế đề xuất
  • Hình ảnh: chọn ảnh phóng lớn và ảnh để làm album, chỉnh sửa, feedback về clip pre-wedding/teaser (nếu có)
  • Lễ phục: nếu may thì sẽ thử lần 2 vì chiếc váy đã hoàn thành 80%, đây cũng là thời điểm chọn áo dài/váy phù dâu (bưng quả), còn nếu thuê thì sẽ đi thử lại lần nữa vì có thể sẽ thay đổi cân nặng
  • Nghi thức: thống nhất những công việc thuộc về lễ gia tiên giữa 2 gia đình, số lượng quả, vật phẩm trong quả, các nghi thức liên quan…
  • Ngân sách: lập bảng thu-chi chi tiết để quản lý, rà soát ngân sách hiệu quả nhất
  • Đối với các cô dâu theo đạo Thiên Chúa, thì việc rao tên trên nhà thờ thì nên nhờ đến ba mẹ nhé, vì phải có giấy đăng ký kết hôn thì Cha mới đồng ý làm lễ hôn phối, và sẽ rao 3 tuần trước đám cưới

TỪ 3 TUẦN ĐẾN 2 TUẦN TRƯỚC CƯỚI

  • Trang trí: thống nhất và chốt bản thiết kế cuối cùng
  • Gửi thiệp đến khách mời
  • Nghi thức truyền thống: nhà trai bắt đầu chuẩn bị mâm quả các vật phẩm, nên đặt trước để đảm bảo chất lượng và nhớ chọn nơi uy tín. Thảo luận lịch trình đón dâu, di chuyển, tiếp khách giữa 2 gia đình
  • Chốt xe dâu và xe đưa rước gia đình nhà trai
  • Tiếp tục bổ sung bảng thu-chi để quản lý ngân sách hiệu quả
Banner Trang trí mâm quả cưới hỏi trọn gói
Chọn mâm quả cưới hỏi hoàng hảo cho kế hoạch cưới của bạn – Ảnh Công Nghệ Cưới

TỪ 2 TUẦN – 1 TUẦN TRƯỚC CƯỚI

  • Hoàn tất việc gửi thiệp cho khách tối thiểu 1 tuần trc cưới
  • Hình ảnh: nhận các sản phẩm đã hoàn thiện, bao gồm album, ảnh phóng, video
  • Lễ phục: nhận lễ phục, có thể sẽ chỉnh sửa đôi chút nếu cần thiết vì lúc này dáng người bạn đã giống với ngày cưới nhất rồi.
  • Xác nhận lại lần cuối thông tin, lịch trình với các nhà cung cấp và những người phụ trách
  • Ngân sách: hoàn thiện bản thu-chi tạm thời, lúc này bản dự toán gần như thể hiện đúng 90% so với bản cuối cùng.
  • Relax, ngủ sớm, hồi phục tinh thần

Cuối cùng cũng xong, dài quá xá dài =)) tháng 8 mình mới cưới mà vì tính hay lo xa nên bây giờ hầu như mình đã thực hiện gần hết khâu chuẩn bị rồi, qua tết chỉ việc “ráp đội hình” thôi. Mình ko chuyên nghiệp nên mong các dâu châm chước. tâm sự thật thì ban đầu mình tính nhờ wedding planner lập kế hoạch cưới, nhưng sau khi cân nhắc thì thấy chi phí phát sinh khá nhiều, nên mình quyết định tự làm planner cho chính đám cưới của mình.

Người chịu trách nhiệm chi phí chính là ông chồng mình, nhưng việc lên plan chi tiết sẽ tránh cho mình “vung tay quá trán” mà tội nghiệp ổng, mình khuyến khích các dâu dù bận cỡ nào cũng vẫn phải nhớ chăm sóc bản thân, đặc biệt là nhan sắc nhé, và nên để bản thân thả lỏng từ 4 ngày đến 1 tuần trước đám cưới để tránh việc stress quá độ, nếu stress quá các dâu nên tìm cách giải tỏa, đi tập yoga, thiền, nhảy múa hát hò gì đó, đừng tự ôm 1 mình chi cho cực.

Hy vọng các bước lập kế hoạch cưới chia sẻ trên của mình sẽ giúp các dâu tìm ra cách giải quyết các vấn đề của bản thân, và sẽ là các cô dâu xinh đẹp nhất trong ngày cưới nhé

À mình update thêm 1 vấn đề quan trọng nữa là trước cưới khoảng 3-6 tháng, các dâu nên đi khám tổng quát, sinh sản tiền hôn nhân để có thể phát hiện coi bản thân có bệnh gì ko, như vậy việc chăm sóc cơ thể, sức khoẻ mới đc tốt nhé. Đừng ỷ y vì sau này baby phụ thuộc khá nhiều vào mẹ, mình khoẻ thì con mới khoẻ nè.