Có thể đeo nhẫn đính hôn và kết hôn cùng một lúc không?

Để giải quyết câu hỏi mà các cô dâu vẫn băn khoăn vào ngày cưới: Nên đeo nhẫn đính hôn và kết hôn như thế nào trên cùng 1 ngón tay áp út?.

Đeo nhẫn đính hôn và kết hôn cùng một lúc như thế nào?.

Đối với mỗi người phụ nữ, 2 chiếc nhẫn đính hôn và nhẫn cưới là 2 món trang sức mà họ luôn nâng niu, trân trọng trong suốt cuộc đời mình. Chính vì vậy, nhiều người tỏ ra khá băn khoăn làm thế nào để đeo cả hai chiếc nhẫn khi vị trí đeo nhẫn của chúng cùng ở 1 ngón tay. Công Nghệ Cưới sẽ giúp các nàng giải đáp câu trả lời khó tìm lời đáp qua bài viết này.
Nhẫn đính Hôn Trang Sức Cưới
Nhẫn đính Hôn Và Trang Sức Cưới

Ý nghĩa ngón đeo nhẫn

Trước khi tìm hiểu việc nên đeo nhẫn như thế nào, chúng ta cần tìm lại ý nghĩa của ngón đeo nhẫn. Truyền thống đeo nhẫn vào ngón tay áp út của bàn tay trái đã có từ rất lâu, tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu được nguồn gốc của “ngón đeo nhẫn”. Theo đại diện của thương hiệu trang sức cao cấp Forevermark, chuyên gia đá quý Kristen Lawler-Trustey thì những người Roma thời cổ đại tin rằng ẩn sâu trong ngón tay này có một mạch máu dẫn thẳng đến trái tim của mỗi người và được gọi là ” Vena Amoris – Mạch máu của tình yêu”. Chính vì vậy, tập tục đeo nhẫn vào ngón tay áp út như một biểu trưng cho tình yêu và sự tận tụy dâng hiến cho nhau trọn đời.
Tuy nhiên, ngày nay giới khoa học đã nghiên cứu rằng không hề tồn tại mạch máu như niềm tin của người Roman. Tuy nhiên tập tục đeo nhẫn vào ngón tay áp út vẫn lan truyền sang nhiều nơi trên thế giới và trở thành một nghi thức thiêng liêng vẫn còn hiện diện đến tận ngày hôm nay. Ở một số quốc gia như Hi Lạp, Colombia, Nga… các cặp đôi lại có thiên hướng đeo nhẫn cưới ở bàn tay phải.

Nên đeo nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới như thế nào?

1. Vào ngày cưới

Để chuẩn bị cho nghi lễ trao nhẫn, cô dâu nên chuyển chiếc nhẫn đính hôn sang tay phải, có thể đeo ở ngón giữa, hoặc ngón đeo nhẫn. Chú rể sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón đeo nhẫn bàn tay trái cô dâu. Phong tục đeo nhẫn cưới ở tay trái bắt nguồn từ Ai Câp cổ đại, nơi mọi người tin rằng ngón đeo nhẫn ở bàn tay trái là nối với tim. Khi đeo nhẫn vào ngón tay này, chú rể tin tưởng rằng, tình cảm của mình cùng chiếc nhẫn sẽ gần nhất với trái tim cô dâu.

2. Sau ngày cưới

Sau hôn lễ, việc đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn như thế nào lại có nhiều cách giải quyết.

  • Theo truyền thống xưa ở phương Tây, nhẫn đính hôn sẽ được đeo ở ngón tay thứ ba của bàn tay trái. Mọi người tin rằng, như vậy nhẫn cưới sẽ chiếm vị trí “độc nhất” và gần trái tim nhất và nhẫn đính hôn sẽ gần ngay cạnh.
  • Hiện nay, ở phương Tây, không phải cô gái nào cũng theo truyền thống này mà họ linh hoạt hơn bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn:
    • Tiếp tục đeo nhẫn đính hôn ở tay phải
    • Đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa tay trái, còn nhẫn cưới đeo ở ngón đeo nhẫn tay trái.
    • Đeo nhẫn đính hôn và nhẫn cưới cùng trên ngón đeo nhẫn tay trái. Trong đó cũng có hai cách “sắp xếp” nhẫn: đeo nhẫn đính hôn rồi tới nhẫn cưới và ngược lại: đeo nhẫn cưới trước rồi tới nhẫn đính hôn.
    • Đeo nhẫn đính hôn ở bất cứ ngón tay yêu thích nào.

Những lưu ý quan trọng khi chọn nhận cưới

Chọn nhẫn cưới đúng chuẩn cũng giống như chọn đúng người, bởi chiếc nhẫn cũng như người bạn đời, luôn đồng hành cùng bạn trên suốt hành trình hôn nhân hạnh phúc. Một cặp nhẫn cưới phù hợp cần phải xem xét rất nhiều yếu tố, vậy làm sao để chọn được cặp cưới ưng ý theo bạn cả đời?

Khi chọn nhẫn hãy xem xét đến:

  • Chiều dài – rộng, kích thước tổng thể của ngón tay.
  • Chọn nhẫn theo màu da.
  • Tính ứng dụng và cảm giác khi đeo nhẫn
  • Kích thước size và thiết kế của chiếc nhẫn

Chọn nhẫn theo dáng ngón tay

1.1. Ngón tay ngắn hay dài?

Đầu tiên, bạn cần biết là bàn tay mình thuộc loại nào. Hãy ước lượng tỷ lệ chiều dài ngón tay dài nhất của bạn với chiều dài lòng bàn tay. Nếu chiều dài ngón tay dài nhất có số đo bằng ⅞ chiều dài lòng bàn tay thì những ngón tay được coi là dài. Nếu thấp hơn ⅞ thì được coi là ngón tay ngắn.

Với những đôi có ngón tay ngắn thì nên chọn nhẫn có bản hẹp, nhiều đá nhỏ nhằm tạo ảo giác về chiều dài ngón tay, tránh những thiết kế nhẫn quá phức tạp.

Nếu ngón tay dài thì đặc biệt phù hợp với những kiểu nhẫn đính kim cương cổ điển hay mặt đá vuông, hoặc những kiểu nhẫn có 1 đá chủ và nhiều đá tấm.

Trường hợp chu vi ngón tay lớn hơn 52mm đối với nữ và lớn hơn 58mm đối với nam thì bạn đang có ngón tay lớn. Bí quyết để chọn nhẫn cho dáng tay này là tìm kiểu nhẫn không làm lộ phần da ở 2 bên ngón tay. Nên chọn nhẫn bản dày, đảm bảo nó che được ⅓ đốt tay đầu tiên; hoặc nhẫn kép với nhiều kiểu nhẫn mix với nhau giúp che bớt sự mũm mĩm của ngón tay.

Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn những chiếc nhẫn hình dạng góc cạnh, thiết kế không đối xứng nhằm giảm thiểu độ rộng của ngón tay.

1.2. Ngón tay đầy đặn hay mảnh mai?

Chu vi ngón tay ứng với size nhẫn tương ứng. Lấy tiêu chuẩn là ngón tay đeo nhẫn cưới để đánh giá ngón tay là nhỏ hay lớn.

Nếu chu vi ngón tay của bạn khoảng 51mm trở xuống với nữ và khoảng 57mm trở xuống với nam thì ngón tay bạn thuộc dạng nhỏ – trung bình. Với kiểu ngón tay này, bạn không nên chọn những mẫu nhẫn kích thước quá lớn, tránh cảm giác nhẫn bao trùm, làm ngón tay bị “nuốt” trong nhẫn.

Ưu tiên chọn mẫu nhẫn trơn có kích thước vừa, không quá dày hay quá mảnh; có thể chọn mặt đính đá, các chi tiết nên có sự hài hòa, giản đơn.

Chọn nhẫn theo màu da

Để đôi nhẫn cưới trở nên hoàn hảo thì màu da cũng là vấn đề cần cân nhắc. Nếu như bạn có tông da trắng hồng hay trắng sáng thì việc lựa chọn màu nhẫn quá dễ dàng chỉ phụ thuộc vào sở thích. Còn nếu màu da bạn hơi tối, xỉn thì có lẽ bạn nên tránh chọn vàng hồng.

Tính ứng dụng cao

Cũng giống như trang phục thường ngày, nhẫn cưới là vật không thể thiếu, được bạn đeo trên tay mỗi ngày từ sau đám cưới. Bởi vậy hãy chọn mẫu nhẫn đem lại trải nghiệm thoải mái nhất, cảm giác mềm tay, không gây đau và vướng cho bạn khi đeo trên tay. Trên thực tế, có nhiều cặp đôi đeo nhẫn một thời gian sẽ để lại vết hằn trên tay gây mất thẩm mỹ. Lời khuyên dành cho bạn là hãy lựa chọn những mẫu nhẫn vàng 14K, 18K với thiết kế đặc lòng, bản nhẫn dày dặn và chắc chắn, ôm trọn ngón tay mà vẫn không gây cảm giác vướng hay ngứa khi đeo trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó độ cứng và bền của vàng 14k và 18k giúp bạn dễ dàng tham gia các hoạt động thường ngày như chơi thể thao, xách vật nặng, làm việc hay cọ xát các bề mặt mà không gây móp méo hay xước nhẫn.

Có 3 tiêu chí sau sẽ giúp bạn chọn ra được cặp nhẫn gắn bó cả đời.

  • Chọn nhẫn thuận tiện cho đời sống hàng ngày: đối với những ai hay phải hoạt động nhiều nhất là tay đeo nhẫn thì mẫu nhẫn trơn, đơn giản sẽ lựa chọn nên cân nhắc.
  • Chọn nhẫn theo thương hiệu: nếu bạn quan tâm đến chất lượng, chế độ hậu mãi thì nên chọn thương hiệu nhẫn cưới lớn, uy tín là tiên quyết rồi chọn mẫu mã sau.
  • Chọn nhẫn thiết kế riêng: nhẫn cưới là vật mang ước hẹn nên ắt hẳn nhiều đôi trẻ muốn cặp nhẫn của mình là duy nhất, là thuộc về riêng mình. Chú ý, nhẫn thiết kế sẽ tốn thời gian bạn nên cân đối với lịch trình cưới của mình nhé.

Chọn đúng size trước khi đặt nhẫn

Size tay: chiếc nhẫn vừa tay bao giờ cũng đem lại cảm giác dễ chịu và thoải mái đúng không nào. Bởi vậy để đảm bảo tính chính xác, ra cửa hàng chính là cách tốt nhất để bạn sở hữu chiếc nhẫn cưới vừa vặn cho mình.

Để lại một bình luận