Lễ hằng thuận mùa thu tại chùa của cặp đôi Hà Nội

Ngọc Trâm và Thanh Tùng đã có một lễ Hằng Thuận trang nghiêm và nhiều xúc cảm trong ngày thu ngập nắng.

Le-Hang-Thuan-Mua-Thu-Tai-Chua-Cua-Cap-Doi-Ha-Noi

Theo tên gọi, “Hằng” là thường xuyên, luôn luôn, còn “thuận” là đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, ý nghĩa của lễ Hằng thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm. Đa số uyên ương chọn chùa để làm lễ Hằng thuận.

Le-Hang-Thuan-Mua-Thu-Tai-Chua-Cua-Cap-Doi-Ha-Noi-1

Trước khi làm lễ, vị chủ hôn sẽ hỏi cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì thầy sẽ làm lễ quy y cho hai vợ chồng trước, rồi mới tới nghi lễ cưới. Sau đó, đôi uyên ương sẽ được nghe sư thầy giảng giải về cuộc sống, tình nghĩa vợ chồng rồi nhận lời ban phước.

Le-Hang-Thuan-Mua-Thu-Tai-Chua-Cua-Cap-Doi-Ha-Noi-2

Trong nghi lễ “Phu thê giao bái”, cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới và cùng nhau nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn.

Le-Hang-Thuan-Mua-Thu-Tai-Chua-Cua-Cap-Doi-Ha-Noi-3

Việc tổ chức trong chùa cũng sẽ đem lại cho cô dâu, chú rể một lễ cưới trang nghiêm, đáng nhớ.

Le-Hang-Thuan-Mua-Thu-Tai-Chua-Cua-Cap-Doi-Ha-Noi-4

Sảnh chính của lễ đường trang hoàng rực rỡ với tone màu vàng. Các hạng mục như cổng hoa, tường hoa chụp hình, cột hoa dẫn lối được trang trí công phu không kém một đám cưới bình thường.

Le-Hang-Thuan-Mua-Thu-Tai-Chua-Cua-Cap-Doi-Ha-Noi-5

Hoa cúc vàng được coi là loài hoa biểu tượng của mùa thu, cũng là loại hoa thường được dâng lễ trong chùa. Hoa địa lan vững chãi tượng trưng cho người chồng, hoa lan vàng mềm mại mang dáng dấp của người vợ được cắm xen kẽ.

Le-Hang-Thuan-Mua-Thu-Tai-Chua-Cua-Cap-Doi-Ha-Noi-6

Hoa hồng vàng được bày trí quanh chùa là biểu tượng của tình yêu và sự thuỷ chung của đôi uyên ương.

Le-Hang-Thuan-Mua-Thu-Tai-Chua-Cua-Cap-Doi-Ha-Noi-7
Le-Hang-Thuan-Mua-Thu-Tai-Chua-Cua-Cap-Doi-Ha-Noi-8

Đám cưới được thực hiện bởi Hoàng Khánh.

Minh Minh

Photo: NamJ

Trả lời