Kiêng kỵ trong lễ đón dâu cần lưu ý

Lễ đón dâu là nghi thức cưới truyền thống, liên quan đến những người lớn trong gia đình, do vậy không tránh được việc có nhiều kiêng kỵ. Biết được một số điều kiêng kỵ trong lễ đón dâu sẽ giúp bạn sắp xếp nghi thức cưới hỏi này tốt hơn, làm đẹp lòng hai bên gia đình

Có kiêng có lành, nhất là trong các nghi lễ truyền thống. Chính vì suy nghĩ đó, người Việt rất chú trọng tránh phạm các điều kiêng kỵ trong lễ đón dâu. Người ta cho rằng càng tránh được nhiều điều không hay thì cuộc sống tình cảm, vật chất của cô dâu chú rể sau này sẽ càng tốt.

Kiêng đón dâu không đúng giờ hoàng đạo

Tuỳ theo tuổi của cô dâu chú rể mà có giờ hoàng đạo tốt nhất cho hôn sự. Thông thường có 3 mốc giờ cần lưu ý: một là lúc nhà chú rể bước ra khỏi cửa để đi đón cô dâu, hai là lúc chú rể đặt chân vào nhà gái, ba là lúc chú rể đón cô dâu về làm lễ gia tiên. Có một só gia đình khắt khe, có khi nhà chú rể đến đón dâu nhưng chưa tới giờ tốt, cả nhà chờ đợi 1-2 tiếng mới được nhà gái cho phép vào rước dâu.

Lễ rước dâu có 3 mốc thời gian theo giờ hoàng đạo

Lễ rước dâu có 3 mốc thời gian theo giờ hoàng đạo bạn cần lưu ý để tránh việc kiêng kỵ.

Kiêng mẹ chồng đón nàng dâu

Quan niệm dân gian cho rằng người phụ nữ là nội tướng trong gia đình, và thông thường người mẹ chồng không đi đón nàng dâu mới về mà chỉ có các bậc trưởng thượng và chú rể đi. Phong tục này càng phổ biến ở miền Bắc. Tuỳ theo phong tục từng miền, lễ hồi môn đã được trao vào ngày đám hỏi nên đến ngày rước dâu, mẹ chồng sẽ không xuất hiện tại nhà gái mà chỉ ở nhà sắp xếp hôn sự. Người ta tin rằng điều kiêng kỵ này giúp mẹ chồng nàng dâu bớt đụng độ trong cuộc sống ngày thường.

Truc-Diem-raTuỳ theo phong tục mỗi vùng, có nơi mẹ chồng không đến nhà gái trong lễ đón dâu mà chờ ở nhà.ng-ngoi-trong-le-ruoc-dau-12

Tuỳ theo phong tục mỗi vùng, có nơi mẹ chồng không đến nhà gái trong lễ đón dâu mà chờ ở nhà. Của hồi môn đã tặng cho con dâu trong đám hỏi.

Kiêng kỵ cô dâu tự xuất hiện trước hai họ

Thông thường vào ngày đón dâu, cô dâu ngồi trong phòng, không xuất hiện cho tới khi mẹ ruột vào đưa ra giới thiệu với hai bên gia đình, sau đó cùng chú rể thực hiện lễ bái tơ hồng. Nhiều gia đình kiêng không để cô dâu xuất hiện sớm vì cho rằng nếu gia đình nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể, tân nương sẽ mất duyên. Tốt nhất, cô dâu hãy ngồi yên trong phòng và đợi mẹ ruột vào đưa ra ngoài giới thiệu hai họ (một số vùng thì chú rể sẽ vào rước cô dâu ra)

Cô dâu phải ngồi trong buồng

Cô dâu phải ngồi trong buồng, chờ mẹ ruột vào rước ra chào hỏi quan viên hai họ

Kiêng kỵ việc quay trở lại nhà mẹ đẻ sau khi được rước ra khỏi cửa

Khi cô dâu chú rể hoàn thành lễ bái tơ hồng và cùng nhau bước ra cửa, dù lúc đó còn vướng víu việc gì hay có món đồ gì quên mang theo, cô dâu cũng không được quay trở lại bước vào nhà, cũng không ngoái lại nhà mẹ đẻ trong ngày rước dâu. Quan niệm xưa cho rằng khi lấy chồng là một đường theo về làm dâu nhà chồng, việc quay trở lại nhà cha mẹ đẻ mang lại điềm xui xẻo, làm cho hôn nhân không vững bền, nhiều trúc trắc.

Kiêng không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính

Cô dâu đang mang bầu hoặc đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân kỵ không được rước vào cửa chính. Những người thủ cựu cho rằng một cô dâu không còn trinh nguyên bước vào từ đường sẽ làm ông bà tổ tiên không hài lòng, quở quang khiến cho chuyện làm ăn trong gia tộc không suông sẻ. Quan niệm này hiện nay đã lạc hậu, nhưng nếu không may cưới vào gia đình còn nặng tư tưởng cổ hủ, cô dâu nên có sự chuẩn bị trước để tránh việc mất lòng nhà chồng.

Kiêng cô dâu treo quần áo, đồ dùng đè lên đồ vật của chồng

Có thể bạn không để ý, nhưng mẹ chồng là người rất để ý đến những kiêng kỵ trong ngày rước dâu. Người Việt có quan niệm rằng khi mới rước dâu về, áo xống của cô dâu treo lên móc, áo chủ rể treo lên sau đè lên phần áo cô dâu. Mền gối sau khi ngủ cũng để gối cô dâu nằm dưới, gối chủ rể bên trên. Làm như vậy, sau này chú rể sẽ toàn quyền làm chủ gia đình và được tôn trọng. Quan niệm này cổ hủ, bạn không tin và không muốn cuộc hôn nhân của mình theo kiểu chồng chúa vợ tôi như vậy, nhưng mẹ chồng rất tin việc này. Nếu muốn yên ấm gia đình, bạn cũng đừng nên treo quần áo của mình đè lên đồ của chồng nhé.

Phòng tân hôn phải cẩn trọng thu xếp

Phòng tân hôn phải cẩn trọng thu xếp, tránh việc cô dâu sắp xếp đồ cá nhân đè lên đồ của chồng. Mẹ chồng sẽ đánh giá con dâu có ý “ăn hiếp” con trai mình.

Những kiêng kỵ trong lễ đón dâu là những quan niệm cũ kỹ, hủ tục đã dần bị mất đi, nhưng vẫn tồn tại ở nhiều vùng quê còn mang nặng tính phong kiến. Marry nêu ra những hủ tục này để các cô dâu trẻ biết mà tránh để không làm mất lòng mẹ chồng và gia đình chồng, để thời gian đầu làm dâu được suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, nếu không muốn bị ảnh hưởng bởi những hủ tục này, bạn có thể bàn bạc với chồng để lễ đón dâu vui vẻ và suông sẻ hơn.

Người Việt Nam tin rằng tục đón dâu hai lần giúp hóa giải điều xấu của đám cưới

Người Việt Nam tin rằng tục đón dâu hai lần giúp hóa giải điều xấu của đám cưới

Quan niệm cưới hỏi xưa tin rằng nếu cưới vào năm xấu, cặp đôi sẽ gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống hôn nhân và dễ dẫn đến chia ly. Việc tổ chức đón dâu hai lần nhằm hóa giải những điều xấu đó.

Để lại một bình luận