Chuyện vợ chồng son: Bạn chung giường kỳ lạ

Bạn thích được ôm ấp, anh ấy muốn không gian riêng. Anh ấy ngáy, bạn nghiến răng. Đối với các cặp vợ chồng son, có những khác biệt khi chung một giường thì phải giải quyết sao cho êm xuôi, ổn thỏa?

Chiếc giường sau cưới có thể nói là nơi các cặp đôi muốn gắn bó mãi không rời, đặc biệt với các cặp vợ chồng son, đây là nơi tình yêu thăng hoa, những niềm vui, hạnh phúc được chia sẻ. Mới ngày nào, mỗi người một giường có chiếc gối ôm làm bạn, nhưng nay lại có người để ôm ấp, vỗ về, âu yếm mỗi tối, mỗi sáng, còn gì tuyệt vời hơn?

Thế nhưng phải làm sao khi bạn và chồng khó hòa hợp nhau chỉ bởi vì chuyện ngủ nghỉ? Nàng thích gác, chàng mong thoải mái. Chàng ngáy to, nàng cần yên tĩnh. “Thời gian đầu khoảng 1 tháng sau cưới, hai vợ chồng tôi cảm thấy khá thoải mái, thỏa mãn với chuyện chăn gối, ngủ chung dù phải nằm tạm trên chiếc giường thời độc thân của anh ấy. Vậy mà 3 tháng sau đó, rất nhiều chuyện bi hài, khó chịu xảy ra giữa hai chúng tôi trên giường dù giường mới rộng rãi đã sắm xửa xong xuôi”, Thu Huyền, TP.HCM, chia sẻ câu chuyện của mình và chồng sắp cưới.

Chuyen-Ay-Voi-Vo-Chong-Son (7)

Bạn yêu tất cả mọi thứ về bạn đời của mình, ngoại trừ tật xấu khi ngủ của anh ấy. Đó là điều bình thường. Hầu hết các trường hợp ngay cả người làm tật xấu gì đó và người ngủ cùng đều sẽ bị thiếu ngủ. Nhưng điều quan trọng không phải là bạn mất đi bao nhiêu giấc ngủ mà là làm thế nào để xử lý vấn đề nhạy cảm này?

Các cặp vợ chồng son nên thận trọng lựa thời điểm đê nói về việc này, tránh lúc nửa đêm hoặc sáng sớm vì khi đó mọi người đều thấy mệt mỏi. Hãy nhớ rằng đó không phải là việc cố ý, mặc dù bạn dễ dàng cảm thấy mình trở thành nạn nhân khi bị mất ngủ. Hãy nhớ rằng bạn đời của bạn không muốn làm bạn mất ngủ đâu. Tránh mắng mỏ. Thiếu ngủ nhiều có thể làm tổn hại đến sức khỏe của bạn nhưng hãy cố gắng hết sức để tiếp cận vấn đề theo hướng không đối đầu nhau. Đừng giận cá chém thớt. Hãy chắc chắn rằng bạn không bám vào chuyện đối phương ngủ ngáy để trút sự bực bội vì lý do khác mà bạn đang mang trong lòng. Nói chuyện một cách hài hước về chủ đề tật xấu có thể giúp không làm tổn thương đối phương. Cười về vấn đề này có thể giúp giảm bớt căng thằng. Cần chắc chắn rằng chỉ đùa có chừng mực và không biến thành trêu chọc.

Tiếng ngáy vang nhà

Theo các nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế Michigan và Đại học Công nghệ Michigan của Mỹ, cho thấy, trong số 70 người ngủ ngáy có đến 62 người có lượng mỡ gấp 1,8 lần lượng mỡ của một người bình thường. Đồng thời, nếu chồng bạn ngáy hàng đêm, bạn sẽ nhanh già hơn. Còn nếu bạn ngáy, làn da bạn sẽ sạm và nhiều nếp nhăn hơn bình thường. Theo Telegraph dẫn lời các nhà khoa học khẳng định, người mắc chứng ngáy khi ngủ trông kém hấp dẫn và già nua hơn so với những người có giấc ngủ ngon.

Chuyen-Vo-Chong-Son

Cách xử lý

– Nằm ngửa khiến gốc lưỡi và vòm miệng mềm sập về tường sau cổ họng, khiến tạo âm thanh rung khi ngủ. Ngủ nghiêng có thể giúp cho bạn.

– Làm việc dài giờ không ngủ đủ, ví dụ, sẽ khiến bạn quá mệt. Bạn ngủ sâu và mệt, cơ trở nên mềm và tạo thành ngáy ngủ.

– Trong các bữa ăn hằng ngày, nhất là bữa tối không nên ăn quá no. Vì việc đó vừa có ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, vừa là nguyên nhân gây nên chứng ngủ ngáy vào ban đêm.

– Tránh xa rượu bia: Rượu bia gây ức chế thần kinh trung ương dẫn đến cơ ở cổ họng bị thắt lại và làm cho không khí bị cản ở cổ họng khiến tạo ra tiếng ngáy khó chịu cho những người xung quanh.

– Trước khi đi ngủ bạn nên ngậm một chút mật ong, vì đây là thực phẩm giúp ngăn chặn chứng ngủ ngáy rất hiệu quả.

Nghiến răng đêm vắng

Việc nghiến răng có hại chăng là nó làm mòn men răng, nhai kém, có thể viêm quanh răng, viêm tuỷ răng. Một cái hại nữa là nó gây phiền hà cho người nằm bên cạnh, phải rùng mình thao thức vì những tiếng ken két trong đêm thanh vắng. Nghiến răng có thể xuất phát từ sự lệch lạc của các răng: khi các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không ăn khớp với nhau. Các yếu tố tâm lý, stress hoặc lo lắng, hồi hộp thái quá, thần kinh căng thẳng, chịu nhiều áp lực trong công việc cũng làm cho tật nghiến răng trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Nghiến răng còn có nguyên do nằm ở chức năng ở hệ thần kinh trung ương trong cơ thể bị rối loạn. Uống nhiều rượu, đồ uống có cồn, cà phê, hút thuốc lá và các chất kích thích khác. Ngoài ra, nghiến răng còn có thể do tác dụng phụ của một số thuốc gây nên như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể,…

639C30D754

Xử lý

– Cách tốt nhất là bạn nên đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để bác sĩ kiểm tra mòn không, đánh giá tình trạng của khớp cắn.

– Mang hàm nhựa cho răng dưới khi ngủ để bảo vệ răng và không gây tiếng kêu. Hoặc bạn có thể đặt một chiếc khăn ấm một bên mặt khi ngủ, sẽ giúp giúp cho các hàm răng được ngay ngắn hơn, hạn chế cọ sát vào nhau gây tiếng kêu.

– Bổ sung canxi và flour cho răng chắc khỏe mỗi ngày.

– Thư giãn tinh thần, hạn chế stress. Tuyệt đối không sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá.

Nói mớ khi ngủ

Nói mớ khi ngủ được xem là 1 trong 3 dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp bao gồm: nói mớ, ngáy và nghiến răng. Theo trang Times of India, nói mơ khi ngủ (hay nói mớ) là một rối loạn giấc ngủ. Người mắc chứng này nói trong giấc ngủ mà không hề hay biết. Lời nói ở dạng độc thoại, hội thoại; từ ngữ linh tinh, sai ngữ pháp, thường khó hiểu và liên quan đến trải nghiệm trong quá khứ. Người nói mớ có thể chỉ lẩm bẩm hoặc la hét. Nói mơ khi ngủ thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, từ một tháng đến một năm tùy vào thay đổi tâm sinh lý. Những nguyên nhân chính gây ra bao gồm sốt, trầm cảm, stress, di truyền, thiếu ngủ, rượu và các loại thuốc. Con số này ở người lớn là 5%, chủ yếu là nam giới.

Chuyen-Vo-Chong-Son-Noi-Mo

Cách xử lý

Nếu chỉ là tình trạng nói mớ đơn thuần, trước mắt có thể tự điều chỉnh bằng cách sắp xếp lại công việc và sinh hoạt sao cho có đủ thời gian ngủ nghỉ, giảm bớt stress, tránh các thức uống có chất kích thích như rượu, cà phê, nước ngọt,… tránh ăn quá no hay làm việc trí óc căng thẳng trước khi ngủ, nên tập thể dục đều đặn, giải trí, thư giãn nhẹ nhàng vào buổi tối. Tuy nhiên, nếu tình trạng này có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ban ngày như mệt mỏi, kém tập trung, hay quên, dễ cáu gắt… và những cách tự điều chỉnh trên không có hiệu quả, nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh để được chẩn đoán và điều chỉnh phù hợp.

Chuyện Vợ Chồng Son: Học Cách Lắng Nghe Bạn Đời

Chuyện vợ chồng son: Học cách lắng nghe bạn đời

Hai bạn trẻ sắp bước vào cuộc sống hôn nhân vợ chồng luôn có những khó khăn và bỡ ngỡ. MarryWedding sẽ cho bạn một số lời khuyên hữu ích nhé!

Trả lời