Chiếc nhẫn đính ước trong màn cầu hôn

Ở châu Âu, khi xác định được ý trung nhân, các chàng sẽ chuẩn bị những lời ngọt ngào và chiếc nhẫn đính ước để ngỏ lời yêu thương.

Cầu hôn – lời hẹn ước tình yêu

Cầu hôn là lời hứa thiêng liêng nhất cuộc đời mỗi người. Đó cũng là giao ước, hứa hẹn một đám cưới trong tương lai gần, với mong muốn được sống bên người mình yêu suốt quãng đời còn lại.

Có nhiều cách để các chàng ngỏ lời cầu hôn: trong một bữa tối đầy nến lãng mạn, ánh sáng mờ ảo của những đốm lửa rực rỡ và những giai điệu du dương; ngỏ lời với nàng nơi công cộng với sự giúp đỡ của hội bạn thân, hay cầu hôn bất ngờ trong dịp đặc biệt của hai người, hoặc có thể là kỷ niệm ngày yêu nhau và tại chốn hẹn hò đầu tiên. Câu “làm vợ anh nhé?” được nói ra trong dịp ấy sẽ khiến nàng cảm động.

Van-Hoa-Cau-Hon-Va-Nhan-Dinh-Uoc

“Ở bên anh nhé” là lời cầu hôn ngọt ngào bất cứ cô gái nào cũng mong nhận được khi yêu.

Văn hóa cầu hôn đã có từ xã hội phong kiến ở các nước châu Âu. Khi xác định được ý trung nhân, cánh mày râu sẽ chuẩn bị những lời ngọt ngào và chiếc nhẫn đính ước – vật không thể thiếu trong màn cầu hôn. Một khi cô gái đồng ý đeo nhẫn đồng nghĩa với việc chấp nhận lời cầu hôn và đám cưới sẽ diễn ra sau đó.

Thông thường, người cầu hôn là nam giới bởi quan niệm xưa cho rằng, phái mạnh phải là người chủ động tất cả mọi việc. Nhưng trong xã hội hiện đại, việc bày tỏ yêu thương đều bình đẳng. Thậm chí tại Scotland và Ireland có hẳn một ngày dành riêng cho các cô gái chủ động ngỏ lời với người mình yêu – ngày 29/2 – “ngày nhuận” (tên tiếng Anh là “Leap day”).

Nhẫn đính hôn – biểu trưng cho tình yêu

Truyền thống đeo nhẫn đính hôn bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại – cách đây mấy trăm năm – đánh dấu lời hẹn ước lâu dài. Nhẫn đính hôn (tên tiếng Anh là “posy ring”) được đặt từ bài thơ lãng mạn ở Anh vào thế kỷ XVI. Nhẫn là một vòng tròn tượng trưng cho sự tuần hoàn bất diệt và không gian bên trong chiếc nhẫn giống một cánh cổng, giữ vai trò là tín vật biểu thị quyền sở hữu chứ không phải tình yêu như sau này.

Van-Hoa-Cau-Hon-Va-Nhan-Dinh-Uoc-1

Nhẫn kim cương được nhiều cô gái yêu thích.

Lịch sử chiếc nhẫn đính hôn thực sự bắt nguồn từ năm 1215, khi giáo hoàng Innocent III thiết lập khoảng thời gian chờ – từ khi hứa hôn đến hôn nhân thực tế. Một thời gian dài, nhẫn đính hôn thường đại diện cho địa vị xã hội – chỉ người giàu mới được đeo nhẫn hoặc trang sức.

Thập niên 1900, nhẫn đính hôn trở thành phong tục phổ biến trong văn hóa nhiều nước trên thế giới, được nhiều cặp tình nhân chú ý, lâu dần trở thành nét đặc trưng riêng trong các nghi thức của tình yêu.

Hiện nay, không ít người xem trọng và tâm huyết khi chọn nhẫn cầu hôn. Đôi lúc, chuyện chuẩn bị nhẫn cầu hôn còn cầu kỳ hơn chọn nhẫn cưới. Nghi lễ chọn nhẫn được nhiều ngôi sao nổi tiếng “lăng xê” như: cặp Jennifer Garner – Ben Affleck với chiếc nhẫn kim cương 4,5 carat; cặp Beyoncé và Jay-Z với chiếc nhẫn 18 carat; hay nhẫn kim cương hình oval lớn của Blake Lively và Ryan Reynolds.

Van-Hoa-Cau-Hon-Va-Nhan-Dinh-Uoc-2

Nhẫn cầu hôn được nhiều sao coi trọng.

Trong quan niệm của nhiều người, kim cương nắm giữ sức mạnh, giúp lời thề nguyền thăng hoa. Từ “kim cương” bắt nguồn từ “adamas” trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là “vật không thể phá hủy”. Kim cương là thứ đá quý hiếm, chiếm vị trí quan trọng qua nhiều thế kỷ. Vì thế, không ít cô gái mơ ước nhận được chiếc nhẫn cầu hôn bằng kim cương.

Thu Ngân

Để lại một bình luận