Có thể đeo nhẫn đính hôn và kết hôn cùng một lúc không?

Để giải quyết câu hỏi mà các cô dâu vẫn băn khoăn vào ngày cưới: Nên đeo nhẫn đính hôn và kết hôn như thế nào trên cùng 1 ngón tay áp út?

Đối với mỗi người phụ nữ, 2 chiếc nhẫn đính hôn và nhẫn cưới là 2 món trang sức mà họ luôn nâng niu, trân trọng trong suốt cuộc đời mình. Chính vì vậy, nhiều người tỏ ra khá băn khoăn làm thế nào để đeo cả hai chiếc nhẫn khi vị trí đeo nhẫn của chúng cùng ở 1 ngón tay. Marry sẽ giúp các nàng giải đáp câu trả lời khó tìm lời đáp qua bài viết này.

Nhẫn Đính Hôn 1

Ý nghĩa ngón đeo nhẫn
Trước khi tìm hiểu việc nên đeo nhẫn như thế nào, chúng ta cần tìm lại ý nghĩa của ngón đeo nhẫn. Truyền thống đeo nhẫn vào ngón tay áp út của bàn tay trái đã có từ rất lâu, tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu được nguồn gốc của “ngón đeo nhẫn”. Theo đại diện của thương hiệu trang sức cao cấp Forevermark, chuyên gia đá quý Kristen Lawler-Trustey thì những người Roma thời cổ đại tin rằng ẩn sâu trong ngón tay này có một mạch máu dẫn thẳng đến trái tim của mỗi người và được gọi là ” Vena Amoris – Mạch máu của tình yêu”. Chính vì vậy, tập tục đeo nhẫn vào ngón tay áp út như một biểu trưng cho tình yêu và sự tận tụy dâng hiến cho nhau trọn đời.
Tuy nhiên, ngày nay giới khoa học đã nghiên cứu rằng không hề tồn tại mạch máu như niềm tin của người Roman. Tuy nhiên tập tục đeo nhẫn vào ngón tay áp út vẫn lan truyền sang nhiều nơi trên thế giới và trở thành một nghi thức thiêng liêng vẫn còn hiện diện đến tận ngày hôm nay. Ở một số quốc gia như Hi Lạp, Colombia, Nga… các cặp đôi lại có thiên hướng đeo nhẫn cưới ở bàn tay phải.
Nên đeo nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới như thế nào?

1. Vào ngày cưới

Để chuẩn bị cho nghi lễ trao nhẫn, cô dâu nên chuyển chiếc nhẫn đính hôn sang tay phải, có thể đeo ở ngón giữa, hoặc ngón đeo nhẫn. Chú rể sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón đeo nhẫn bàn tay trái cô dâu. Phong tục đeo nhẫn cưới ở tay trái bắt nguồn từ Ai Câp cổ đại, nơi mọi người tin rằng ngón đeo nhẫn ở bàn tay trái là nối với tim. Khi đeo nhẫn vào ngón tay này, chú rể tin tưởng rằng, tình cảm của mình cùng chiếc nhẫn sẽ gần nhất với trái tim cô dâu.

Nhẫn Đính Hôn

2. Sau ngày cưới

Sau hôn lễ, việc đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn như thế nào lại có nhiều cách giải quyết.

  • Theo truyền thống xưa ở phương Tây, nhẫn đính hôn sẽ được đeo ở ngón tay thứ ba của bàn tay trái. Mọi người tin rằng, như vậy nhẫn cưới sẽ chiếm vị trí “độc nhất” và gần trái tim nhất và nhẫn đính hôn sẽ gần ngay cạnh.

Nhẫn Đính Hôn 2

  • -Hiện nay, ở phương Tây, không phải cô gái nào cũng theo truyền thống này mà họ linh hoạt hơn bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn:
    • Tiếp tục đeo nhẫn đính hôn ở tay phải
    • Đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa tay trái, còn nhẫn cưới đeo ở ngón đeo nhẫn tay trái.
    • Đeo nhẫn đính hôn và nhẫn cưới cùng trên ngón đeo nhẫn tay trái. Trong đó cũng có hai cách “sắp xếp” nhẫn: đeo nhẫn đính hôn rồi tới nhẫn cưới và ngược lại: đeo nhẫn cưới trước rồi tới nhẫn đính hôn.
    • Đeo nhẫn đính hôn ở bất cứ ngón tay yêu thích nào.

Trả lời